Bể xử lý nước thải sinh hoạt loại bỏ những chỉ số nguy hại nào? 

bể xử lý nước thải sinh hoạt

Bể xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những giải pháp cần thiết giúp cải thiện nguồn nước tốt hơn trước khi thải ra môi trường. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của hệ thống bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 

Sự hình thành của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được tạo ra từ quá trình sinh hoạt của con người. Chúng thường được thải ra tại các căn hộ, khu dân cư, trường học, các công trình công cộng,… Đặc điểm của nguồn nước thải sinh hoạt bao gồm: 

  • Nước thải bể phốt: Nguồn nước thải xuất phát từ các chất bài tiết của con người. 
  • Nước thải sinh hoạt thường ngày: Nguồn nước thải xuất phát từ các hoạt động nhà bếp, vệ sinh nhà cửa,..

bể xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay, các dòng nước thải đều được xả ra hệ thống đường ống, cống thoát nước chung,…Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống sinh hoạt của con người.Do đó, bể xử lý nước thải sinh hoạt được xem là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này.

Xem thêm: Hệ thống làm mềm nước sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt có tác hại như thế nào? 

Một số tác hại từ nước thải sinh hoạt gây ra mà bạn cần biết đó là: 

  • Nguồn nước thải bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến đời sống con người xung quanh.
  • Nguồn nước thải tạo màu ám đen gây mất mỹ quan đô thị nơi con người sinh sống.
  • Nguồn nước thải gây mất vệ sinh môi trường hoặc mang đến các bệnh truyền nhiễm cho con người.

Vì sao nên sử dụng bể xử lý nước thải sinh hoạt?

Những tác hại từ nước thải sinh hoạt gây ra cho đời sống hiện nay, có thể ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người. Vì vậy, việc ứng dụng bể xử lý nước thải sinh hoạt là một phần không thể thiếu tại các nhà máy, khu đô thị, khu dân cư. Hệ thống không những loại bỏ ô nhiễm mà còn là yếu tố để cơ sở hoạt động pháp lý.

Với những doanh nghiệp xả thải sinh hoạt cần đáp ứng QC 14:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về quy chuẩn trên, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần loại bỏ một số các chỉ số nguy hại mà bạn có thể tìm hiểu chi tiết dưới đây. 

Xem thêm: máy làm đá viên gia đình loại nào tốt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt loại bỏ những chỉ số nguy hại nào? 

Dựa vào các giá trị thông số này, bạn có thể đánh giá được lượng nước thải đã được xử lý triệt để thải ra môi trường hay chưa. Bên cạnh đó, bạn còn biết được các chỉ số nguy hại nào mà bể xử lý nước thải sinh hoạt đã lọc sạch nguồn nước. Cụ thể:

bể xử lý nước thải sinh hoạt

Nhu cầu Oxy sinh hoá (BOD)

BOD là lượng oxy hòa tan khiến cho các sinh vật hiếu khí phá vỡ các chất hữu cơ biến đổi thành các phân tử nhỏ. Mật độ BOD càng cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước càng lớn. Do đó, việc làm giảm nồng độ BOD tránh làm chết cá khi nguồn nước thải thải ra môi trường

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

COD là lượng oxy cần thiết để có thể phân huỷ các chất hữu cơ. Tương tự như BOD, chỉ số COD càng cao gây ra tình trạng thiếu oxy trong môi trường nước càng lớn. Nếu không loại bỏ nồng độ COD sẽ làm cho nước bốc mùi hôi thối và giảm độ cân bằng pH trong môi trường.

Nitrat và Photphat

Đây là một trong các chỉ số làm cho nồng độ BOD tăng cao, đồng thời còn là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của tảo và thực vật phù du. Vì vậy, bạn cần phải xử lý hai chỉ số này nếu không muốn gây chết các sinh vật trong môi trường nước. 

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

TSS là chỉ số quen thuộc thường có trong các nguồn nước thải sinh hoạt lẫn công nghiệp. Chúng là nguyên nhân làm giảm oxy trong môi trường nước, đồng thời còn gây ra các mùi hôi và tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Để xử lý chỉ số này chúng ta cần phải thông qua bể xử lý nước thải sinh hoạt.

Xem thêm: Hệ thống lọc dân dụng

Quy trình công nghệ của bể xử lý nước thải sinh hoạt

bể xử lý nước thải sinh hoạt

Dưới đây là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt mà bạn có thể tham khảo

  • Bể thu gom: Rác thải thô trong nước được tách ra nhờ thiết bị tách rác tự động.
  • Bể tách mỡ: Các lớp dầu, mỡ, bọt xốp có trong nước thải được loại bỏ tại bể tách mỡ này.
  • Bể điều hoà: Có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng và nồng độ BOD, COD, pH,…trong nước. 
  • Bể thiếu khí: Có nhiệm vụ xử lý triệt để các hợp chất Nitrat và Photphat.
  • Bể sinh học MBBR: Có nhiệm vụ hoà tan nước để phân giải các chất hữu cơ. 
  • Bể lắng: Có nhiệm vụ tách các chất bùn ra khỏi nước. 
  • Bể khử trùng: Có nhiệm vụ xử lý các vi khuẩn còn sót lại trong nước thải đã làm trong. 
  • Bể chứa bùn: Có vai trò chứa bùn ở bể lắng và được hút định kỳ bằng xe chuyên dụng. 

Hy vọng những thông tin về bể xử lý nước thải sinh hoạt trên đây sẽ giúp ích tới bạn. Những cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp nào có nhu cầu lắp đặt hệ thống thì hãy liên hệ ngay An Dân để được tư vấn và lắp đặt.

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo