Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Dân số ngày càng tăng kéo theo đó là lượng nước thải sinh hoạt cũng tăng. Để bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người thì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ra đời là một điều tất yếu. Hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy vậy, để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với nhu cầu cũng như quy mô thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tại sao cần có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt?

1. Nước thải sinh hoạt đến từ đâu?

Chất thải từ quá trình sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung,… đều tạo ra nước thải. Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ bệnh viện, khu dân cư, trường học, khu vực công cộng,…

Lượng nước thải ra phụ thuộc vào số lượng người, đặc điểm kinh doanh dịch vụ của cơ sở sử dụng nước. Có thể hình dung cơ bản thế này, một hộ dân 6 người sẽ có lượng nước thải khác với một nhà hàng 4 sao có lượng khách hàng ngày rất lớn.

Nước thải sinh hoạt hiện nay đều được xả qua hệ thống ống, cống thoát nước. Ở vùng nông thôn sẽ chảy ra ao, hồ, kênh rạch,… Tuy nhiên, đối với khu dân cư ở những thành phố lớn thì nước thải được dẫn tập trung đến đơn vị quản lý nước khu đô thị. Tại đây sẽ có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.

hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

2. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt có 2 thành phần chính đó là nước thải từ chất bài tiết và từ nhà bếp, hoạt động sinh hoạt. Do vậy, nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ,… Chủ yếu trong nước thải sinh hoạt đó là các chất hữu cơ. Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động từ 150 – 450 mg/l. Trong đó bao gồm các hợp chất protein (40 -45%), hydrocacbon (45 – 50%). Trong đó, các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học chiếm từ 20 – 40%. Đây là thách thức trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.

>> Tham khảo: Cấu tạo của hệ thống lọc nước RO công nghiệp

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến

Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ đáp ứng nguyên tắc và quy trình xử lý khác nhau.

1. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng Phương pháp Cơ học

Quy trình xử lý nước thải cơ khí đó là lọc, lắng, tách quán tính. Quá trình này giúp tách các hợp chất không tan. Dùng song chắn hoặc lưới để loại bỏ rác thải có kích thước lớn. Các tạp chất còn lơ lửng trong nước sẽ được lắng trong bể lắng. Và bộ phận bể tách dầu giúp tách chiết các chất có kích thước nhỏ hơn nước. Đây là một trong những phương pháp có chi phí rẻ nhất.

2. Phương pháp Hóa chất

Phương pháp này có thể tách các tạp chất vô cơ hòa tan từ nước thải. Các hóa chất thuốc khử giúp nước được trung hòa, khử màu và khử trùng. Trong quá trình tẩy rửa bằng hóa chất, một lượng lớn cặn có thể tích tụ. Do đó sẽ cần lọc rửa thường xuyên.

3. Xử lý nước thải bằng Phương pháp Vật lý và Hóa học

Quá trình đông tụ, oxy hóa, hấp thụ, chiết xuất, điện phân, tinh chế trao đổi ion và thẩm thấu ngược chính là điểm nổi bật của phương pháp này. Đây là phương pháp làm sạch hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Phương pháp vật lý và hóa học cho phép làm sạch nước thải khỏi các hạt mịn và thô, cũng như các hợp chất hòa tan.

>> Tham khảo: Hệ thống lọc nước giếng khoan công nghiệp

4. Phương pháp Sinh học

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa trên việc sử dụng các vi sinh vật hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong nước thải. Bộ lọc sinh học có màng vi khuẩn mỏng, ao sinh học có vi sinh vật cư trú, bể sục khí với bùn hoạt tính từ vi khuẩn và vi sinh. Phương pháp này khá thân thiện với môi trường tuy nhiên chi phí vận hành khá cao và thời gian xử lý kéo dài.

thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều tạp chất. Quá trình lọc nước thải cũng đòi hỏi thành phẩm xả ra môi trường cần đạt tiêu chuẩn, không gây hại đến tự nhiên. Do vậy, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần được lắp đặt đầy đủ các thiết bị hỗ trợ, đảm bảo quá trình xử lý loại bỏ hết những tạp chất gây hại.

Bạn có thể tham khảo sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn dưới đây.

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

Bước 1: Lọc các dầu mỡ, chất rắn có kích thước lớn bằng song chắn rác trước khi dẫn nước vào hệ thống. Sau đó làm ổn định nồng độ PH đến một mức độ nhất định. Bước này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý nước thải sau đó.

Bước 2: Sử dụng phương pháp oxy hóa để khử BOD và COD. Tại đây sẽ xảy ra quá trình nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4,… Đồng thời xử lý các sinh vật có nguồn thức ăn là các chất hữu cơ.

Bước 3: Loại bỏ những chất lơ lửng, các chất bị nhiễm khuẩn còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học. Tại bước này, nước được chuyển đến bể lắng để loại bỏ các chất cặn bùn còn sót lại.

Bước 4: Khử diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh độ pH. Lọc các chất cặn còn sót lại trước khi thải nước ra môi trường. Bùn cặn sẽ được dần vào bể chứa bùn để thải ra ngoài.

>> Tham khảo: Thiết bị lọc nước giếng khoan

mô hình xử lý nước thải sinh hoạt

Lợi ích của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn

Mô hình xử lý nước thải thường kết hợp sử dụng các phương pháp xử lý để đảm bảo hiệu quả lọc nước. Tuy vậy, các phương pháp có thể chia thành quy trình tái sinh và phá hủy tùy thuộc vào thành phần nước thải sau khi xử lý có còn chứa chất ô nhiễm hay không.

Nước thải được xử lý giúp bảo vệ môi trường nước và môi trường đất trong tự nhiên. Trong đó nước là thành phần quan trọng trong cuộc sống con người và sản xuất. Vì thế, sức khỏe của con người cũng được bảo vệ, tránh việc nhiễm các chất độc hại từ nước thải ngấm vào lòng đất.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là một thiết bị tối quan trọng cả với cá nhân hộ gia đình lẫn các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn. Trên đây là những thông tin về thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt. Liên hệ ngay với An Dân để được hỗ trợ và tư vấn giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, an toàn và phù hợp.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Đội 1, thôn Lai Xá – Xã Kim Chung – Huyện Hoài Đức – Hà Nội

VPGD: KM19, QL32 Phố Thú ý, Xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

Hotline: 0246297299909046413570987771826

Zalo: 0917136889

Email: andanjsc001@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917 136 889

Contact Me on Zalo